Sữa bột

Công nghệ sản xuất sữa bột

Sữa nói chung và sữa bột nói riêng là sản phẩm từ nguồn động vật được sử dụng rất rộng rãi, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc, một sản phẩm giàu dinh dưỡng như vậy được ngành công nghiệp thực phẩm cho ra đời thế nào không? Hãy cùng tham khảo công nghệ sản xuất sữa bột dưới đây để biết thêm về sản phẩm mà mình dùng hàng ngày nhé

Công nghệ quy trình sản xuất sữa bột
Công nghệ quy trình sản xuất sữa bột

Nguyên liệu

Như chúng ta đã biết, sữa bột có bao gồm các dạng: sữa bột nguyên kem, sữa bột tan nhanh và sữa bột gầy. Để sản xuất được các loại sữa bột, nguyên liệu không thể thiếu chính là sữa tươi nguyên cream hoặc sữa gầy.

Nhằm đảm bảo chất lượng ổn định cho sản phẩm, các yêu cầu về nguyên liệu làm sữa bột vô cùng khắt khe (chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, cảm quan cho nguyên liệu,…) và phải qua một quy trình riêng nhằm giảm tổng số bào tử và tế bào sinh dưỡng có trong sữa, để cuối cùng tổng số tế bào trước khi cô đặc và sấy có trong 1 lít sữa không vượt quá 3000-5000. Bên cạnh nguyên liệu chính, một số phụ gia còn được áp dụng trong sản xuất như chất chống oxy hóa, chất tạo nhũ, chất ổn định, muối phosphate,…

Đọc bài: Sữa bột là gì? để tìm hiểu thêm về sữa bột 

Công nghệ sản xuất sữa bột

Quá trình chuẩn hóa

Bởi hàm lượng chất béo có trong mỗi dạng sữa bột là khác nhau, nên rất cần có quá trình được thực hiện trên dây truyền tự động nhằm hiệu chỉnh hàm lượng chất béo có trong nguyên liệu. Với những loại máy móc như máy ly tâm, bộ phận phối trộn, thùng chứa và các dụng cụ đo bơm.

Quá trình thanh trùng

Quá trình thanh trùng được diễn ra với 3 giai đoạn chính: gia tăng nhiệt độ đến độ thanh trùng, giữ thực phẩm ở nhiệt độ thanh trùng trong khoảng thời gian xác định, và làm nguội về nhiệt độ thích hợp.

Thanh trùng thường được thực hiện ở 80-85 độ C chỉ trong vài giây với mục đích chính là làm giảm số VSV có trong sữa đến mức thấp nhất, vô hoạt các enzym, và tạo nhiệt độ cần thiết để khi đưa vào nồi cô đặc sữa có thể bốc hơi. Quá trình thanh trùng sữa được thực hiện trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng để có thể đảm bảo tổng số vi khuẩn đạt được theo yêu cầu.

Ngoài ra, các nhà máy còn sử dụng thêm phương pháp ly tâm (55-60 độ C) hoặc vi lọc để tách bớt các VSV ra khỏi sữa. Quá trình ly tâm có thể loại bỏ tổng số vi khuẩn lên đến 99% so với tổng số vi khuẩn ban đầu có trong sữa, cũng như làm giảm đáng kể số lượng các vi khuẩn sinh bào tử chịu nhiệt.

Optalife của Elife đều được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại với nguyên liệu nhập ngoại đảm bảo chất lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng có trong sản phẩm. Chúng tôi tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan chuyên môn nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất.

Cô đặc

Nhằm tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa, cô đặc chân không thường là phương pháp được sử dụng. Bởi cô đặc chân không không chỉ khắc phục được nhược điểm của cô đặc ở áp suất thường, mà còn tránh được các thay đổi về cấu trúc của sữa (thường xảy ra khi sữa ở 100 độ C), cũng như hạn chế được sự biến đổi của đường lactoza, giúp cho sản phẩm có màu sắc và chất lượng tốt hơn.

Đồng hóa

Trong công nghệ chế biến sữa, quá trình đồng hoá hay còn gọi là quá trình nhũ hóa, được sử dụng nhằm ổn định hệ nhủ tương, chống lại sự tách pha dưới tác dụng của trọng lực, bởi hàm lượng chất béo trong sữa sau quá trình cô đặc khá cao nên cần một quá trình khác giúp giảm kích thước hạt béo và phân bố đều chúng trong sữa.

Chất nhũ hóa thường được sử dụng để đạt được hiệu quả cao trong quá trình đồng hóa. Loại chất này có 2 chức năng: hình thành màng bảo vệ bọc quanh các hạt của pha phân tán, khiến các hạt không thể kết hợp với nhau để tạo nên các hạt phân tán mới có thể tích lớn hơn và làm giảm sức căng bề mặt giữa hai pha quan hệ nhũ tương. Để đảm bảo độ an toàn sản phẩm, chất nhũ hoá sử dụng trong chế biến sữa cần phải không độc hại, không màu, không mùi, không vị, cũng như ít biến đổi trong quá trình chế biến và bảo quản sữa.

Sấy sữa

Sữa bột thường có thời gian sử dụng khá lâu, bởi nó trải qua quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu, hay còn gọi là sấy sữa. Dưới tác dụng của nhiệt, nước có thể được tách ra nhờ sự chênh lệch độ ẩm (bên trong và bên ngoài vật liệu); chênh lệch áp suất hơi gây ra khuếch tán. Sản phẩm nhận được ở dạng bột và không cần nghiền lại vẫn có độ hòa tan lớn với thời gian sấy nhanh và nhiệt độ sấy thấp.

Ngoài ra, một số phương pháp sấy khác có thể được sử dụng như: sấy thăng hoa, sấy trục,…

Sữa bột còn có thể được sản xuất bằng bằng phương pháp sấy phun

Hoàn thiện sản phẩm

Sau khi sấy, sữa bột được đưa qua hệ thống rây và cuối cùng được đưa vào đóng gói. Quy trình đóng gói thường được diễn ra ở điều kiện chân không và được thổi nito và hydro trước khi ghép nắp để kéo dài thời gian bảo quản. Bao bì được dùng để đóng gói sữa bột cần đảm bảo hạn chế sự tiếp xúc với không khí, độ ẩm, và ánh sáng từ môi trường bên ngoài.

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về quy trình, công nghệ sản xuất sữa bột. Chúc các bạn có những trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm được sản xuất trên công nghệ đảm bảo an toàn sức khỏe gần như tuyệt đối và vô cùng giàu chất dinh dưỡng này nhé

0968604145
Gọi ngay Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Chat Zalo