Sữa bột

Hạn sử dụng của sữa bột

“Cái gì mua được bằng tiền đều có hạn sử dụng” và sản phẩm sữa bột không nằm ngoài quy luật nêu trên. Các mẹ nên chú ý hạn sử dụng của sữa bột ghi trên bao bì và hạn sử dụng sữa bột sau khi mở nắp để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về hạn sử dụng sữa bột bạn nhé!

hạn sử dụng sữa bột
Hạn sử dụng sữa bột

Cơ sở xác định hạn sử dụng của sữa bột

Khi chưa mở nắp

Khi sữa bột chưa mở nắp, hãy căn cứ vào ngày ghi nhận trên bao bì để xác định hạn sử dụng. Việc sử dụng sữa bột trong thời hạn cho phép giúp bé có chế độ dinh dưỡng an toàn, tươi ngon nhất. Nếu bạn cố tình sử dụng sữa hết hạn cho trẻ uống, nhà sản xuất sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

Khi đã mở nắp

Khi đã mở nắp, tốt nhất hãy sử dụng hết sữa bột trong vòng 1 tháng. Vì khi mở nắp, chất lượng và độ an toàn của sữa chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn hay nấm mốc. Sau thời điểm 1 tháng, đây là thời gian đủ lâu để vi khuẩn tích tụ, sinh trưởng và phát triển.

Khi lấy sữa bột pha, hãy chú ý quan sát màu sắc của sữa. Nếu phát hiện dị vật, nên ngừng sử dụng vì có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Sữa gần hết hạn vẫn có thể sử dụng bình thường

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng sữa “cận date” sẽ không tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là suy nghĩ mang tính chất chủ quan. Bạn vẫn có thể sử dụng sữa gần hết hạn bình thường mà không cần lo ngại về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Nếu cá mẹ lo lắng, hãy quan sát xem trong bột sữa có xuất hiện dị biến nào sau đây hay không:

  • Sữa bị đổi màu.
  • Sữa vón thành cục lớn.
  • Sữa không còn hương vị thơm ngon như khi mới mở hộp.
  • Sữa không bị biến đổi bất thường.

Quy trình pha sữa cần được hợp vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo

Có một số trường hợp, bé không bị ngộ độc do sữa bột hết hạn sử dụng mà là do nghiệm khuẩn chéo từ nước pha sữadụng cụ pha sữa. Quy trình vô trùng khi pha sữa cần được chú trọng. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Khi pha sữa cho bé, bạn cần chú ý:

Làm sạch bình sữa

Bé sẽ thường đưa trực tiếp bình vào miệng và thực hiện bú. Vì vậy, nếu bình không được sạch, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Để đảm bảo vệ sinh, hãy rửa bình bằng dung dịch vệ sinh bình sữa chuyên dụng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. 

Tiếp theo, hãy tiệt trùng bình sữa bằng cách đun sôi bình sữa từ 5-10 phút. Cuối cùng là để khô bình sữa ở nơi thật sạch sẽ.

Làm ấm sữa cho trẻ

Nếu sữa bị lạnh, trẻ sẽ rất dễ bị đau bụng. Vì vậy, nếu sữa đã pha được một thời gian và nguội đi, bạn cần tiến hành làm ấm sữa. 

Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa. Vì như vậy chất lượng của sữa có thể bị giảm đi. Bạn có thể đặt bình sữa vào trong một chậu nước nóng để làm ấm. Ngoài ra, nếu bạn cần làm ấm sữa thường xuyên, hãy “sắm về” một em máy làm ấm sữa. Nó sẽ giúp bạn hâm nóng sữa với nhiệt độ thích hợp nhất cho trẻ. Vừa tiện lợi, vừa nhanh chóng.

Lưu ý

Nếu bé đã trên 6 tháng tuổi, bạn có thể bỏ qua quy trình tiệt trùng trên đây. Vì như vậy sẽ tốt hơn đối với sự phát triển của hệ miễn dịch. Việc các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể sẽ giúp trẻ xây dựng cho mình kháng nguyên phù hợp.

Khi lựa chọn bình sữa, các mẹ nên chủ động tránh xa sản phẩm có chứa thành phần BPA. Đây là chất hóa học nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của não bộ.

Sau khi mở nắp, cần bảo quản đúng để kéo dài hạn sử dụng của sữa bột

Đối với bột sữa sau khi mở nắp

Sau khi mở nắp, sữa nên được bảo quản ở những nơi có nhiệt độ dưới 25 độ C. Tuyệt đối không cho sữa tương tác trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau khi mở nắp, bạn nên dùng hết sữa trong vòng 20-30 ngày.

Đọc thêm: Phương pháp bảo quản sữa bột đúng cách

Đối với sữa đã pha

Đối với sữa bé bú thừa, bạn không nên tiếp tục bảo quản. Vì khi nào dù bảo quản ở đâu thì sữa cũng đã bị vi khuẩn xâm nhập. Đối với sữa mẹ pha sẵn mà bé chưa bú hoặc không chịu bú, bạn có thể bảo quản như sau:

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, giữ được tối đa 2 tiếng.
  • Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, bảo quản tối đa 24 tiếng.

Nhận biết ngay trẻ bị ngộ độc sữa

Trong sữa hết hạn thường chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Do đó, sau khi sử dụng sữa từ 6-8 tiếng, trẻ có thể xuất hiện một trong các tình trạng sau đây:

  • Trẻ có biểu hiện mơ màng, không còn minh mẫn.
  • Trẻ không chịu bú, khó bú, hoặc khó nuốt.
  • Đối với trẻ lớn, có thể xuất hiện buồn nôn. 
  • Ở trẻ nhỏ, bạn có thể quan sát hiện tượng ợ hoặc ọc sữa.
  • Trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón bất thường.

Khi xuất hiện một trong những tình trạng sau đây, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế chuyên nghiệp để được thăm khám và điều trị.

0968604145
Gọi ngay Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Chat Zalo